ĐI TÌM LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG SẢN XUẤT VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ

14/8/2024

Lượt xem: 237

Nội dung chính

     

    Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất và gia công cơ khí nào cũng muốn đạt được. Đặc biệt, trước hàng loạt chính sách khuyến khích tự do thương mại - hội nhập kinh tế quốc tế của chính phủ thì các doanh nghiệp sản xuất và gia công cơ khí tại Việt nam cũng cần kịp thời nắm bắt cơ hội, đưa ra những giải pháp cụ thể hơn nữa để thúc đẩy sản xuất.

    Để đảm bảo phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí, doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau:

    1. Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu

    Trong hoạt động sản xuất và gia công cơ khí hiện nay, ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp tối ưu hóa quy trình chế tạo, gia công kim loại cũng như tiết kiệm chi phí và hạn chế phát thải ra môi trường.

    Cuộc cách mạng 4.0 với hàng loạt ứng dụng về AI, tự động hóa, Big data, Internet… giúp cải thiện quy trình sản xuất cơ khí, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giảm lượng chất thải độc hại ra ngoài môi trường. Cụ thể những công nghệ được ứng dụng trong sản xuất và gia công cơ khí để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững như sau:

    • Công nghệ nano: Công nghệ này giúp thay đổi và cải tiến nguyên vật liệu sản xuất, tạo ra thành phẩm cơ khí không độc hại với sức khỏe con người.
    • Công nghệ in 3D: Giúp giảm lượng vật liệu dư thừa trong quá trình sản xuất cơ khí. Từ đó giúp hạn chế thải ra môi trường những hợp chất chứa kim loại nặng.
    • Công nghệ CAD và CAM: Sử dụng hệ thống máy tính để thiết kế, lập trình gia công các linh kiện chi tiết. Sử dụng công nghệ CAD và CAM giúp tối ưu khả năng vận hành dây chuyền sản xuất, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải ra môi trường.
    • Công nghệ hàn, cắt laser chính xác cao: giúp việc hàn, cắt kim loại với độ chính xác cao, giảm lượng vật liệu sử dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm hao phí năng lượng trong quá trình sản xuất và gia công cơ khí.

    2. Có các biện pháp xử lý dầu mỡ bôi trơn và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường

    Dầu mỡ bôi trơn, nước làm mát… là những nguyên liệu vô cùng cần thiết trong các công đoạn như: gia công kim loại, tẩy rửa, vệ sinh sản phẩm cơ khí… rồi tạo ra chất thải. Trong đó, các chất thải được phân loại như sau:

    • Dầu mỡ, chất bẩn phát sinh từ quá trình gia công kim loại
    • Dầu mỡ dùng để bôi trơn các chi tiết của máy móc, thiết bị.
    • Xà phòng phát sinh từ quá trình vệ sinh sản phẩm cơ khí.
    • Nước thải phát sinh từ thiết bị sử dụng nước làm mát, dầu làm nguội máy tiện…

    Nếu không được xử lý đúng cách trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường tự nhiên, các chất này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Vì vậy, để hướng tới phát sản xuất xanh bền vững, nhà máy sản xuất và gia công cơ khí có thể tham khảo một số biện pháp xử lý dầu mỡ, chất thải như sau:

    • Keo tụ: Loại bỏ tạp chất kim loại nặng và tách các hạt bẩn khỏi nguồn nước thải.
    • Trao đổi ion: Xử lý nước thải trong quá trình làm sạch vật liệu kim loại. Bao gồm các chất axit cromic trong hoạt động xi, mạ kim loại.
    • Điện hóa: Các ion kim loại hoặc các chất có tính oxi hóa được khử thành dạng ít độc hại hơn.
    • Sinh học: Làm sạch nước thải đến mức an toàn để tái sử dụng trong quá trình sản xuất, gia công kim loại.

    Tuy nhiên, những giải pháp này thường đòi hỏi chi phí đầu tư lớn cũng như phải áp dụng công nghệ, nhân công vận hành có chuyên môn cao. Vì vậy, tùy theo nhu cầu và nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp ngành sản xuất cơ khí nên cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp.

    3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, tích cực trồng cây, giữ gìn vệ sinh môi trường

    Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên, kỹ sư và toàn bộ doanh nghiệp được xem là một biện pháp bền vững trong ngành gia công cơ khí. Trong đó, có thể triển khai đào tạo kiến thức xử lý rác thải, thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm cho nội bộ doanh nghiệp. Song song với đó, cần đẩy mạnh những phong trào, chương trình giáo dục về chủ đề phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí, bao gồm:

    • Triển lãm về công nghệ, phương pháp sản xuất cơ khí xanh bền vững, chất lỏng gia công kim loại xanh.
    • Thúc đẩy công tác nghiên cứu nhằm cải thiện quy trình chế tạo, phương pháp gia công kim loại thân thiện với môi trường.
    • Phổ cập kiến thức về sản xuất cơ khí xanh cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt là trong các trường đại học chuyên ngành sản xuất công nghiệp.

    >> Tìm hiểu thêm "Các bước để đạt được trung hòa Carbon trong sản xuất"

    4. Đầu tư trang thiết bị đáp ứng khả năng sản xuất cơ khí xanh bền vững

    Một trong những cách để ngành sản xuất và gia công cơ khí phát triển bền vững hơn là liên tục cải thiện dây chuyền, nhà máy gia công, chế tạo. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình và hệ thống quản lý bằng cách đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện năng lượng mặt trời, máy móc thiết kế theo tiêu chuẩn xanh… Từ đó thay đổi phương thức sản xuất để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và hướng tới phát triển xanh bền vững.

    5. Ứng dụng quy trình tái chế trong sản xuất cơ khí

    Rác thải của quá trình sản xuất là vấn đề chung của tất cả các ngành sản xuất chứ không riêng gì ngành cơ khí. Đối với sản xuất và gia công cơ khí, rác thải chủ yếu là: Kim loại phế liệu, máy móc, vật liệu lỗi thời, các hợp chất kim loại nặng,… Việc ứng dụng các công nghệ mới và giải pháp tái chế hiện đại vào sản xuất cơ khí, doanh nghiệp sẽ xử lý rác hiệu quả hơn, giảm bớt rác thải gây nguy hiểm ra môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe của con người. Ngoài ra, những giải pháp tái sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư và gia tăng lợi nhuận. Dưới đây là một số công nghệ tái chế sản phẩm cơ khí phổ biến:

    • Tái chế kim loại: Các vật liệu kim loại như: Thép, nhôm, đồng,.. có thể tái chế bằng cách nung nóng và tái sử dụng thành các sản phẩm mới. Quá trình này giúp tiết kiệm tài nguyên và năng lượng so với sản xuất cơ khí từ các nguyên liệu mới.
    • Sơn phủ lại: Thành phẩm cơ khí sau khi sử dụng có thể được tái chế bằng cách loại bỏ lớp sơn cũ và thay thế bằng lớp sơn mới.
    • Tái sử dụng máy móc: Thiết bị gia công kim loại hoặc máy móc cơ khí cũ có thể được tái sử dụng thông qua quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.

    Trên đây là những giải pháp hữu ích giúp phát triển bền vững trong sản xuất và gia công cơ khí. Hy vọng, qua những thông tin được chia sẻ trong bài, quý doanh nghiệp sẽ xác định được phương án và chiến lược cụ thể nhằm cải thiện quy trình sản xuất cơ khí để hướng đến phát triển xanh bền vững trong tương lai.

    Vào tháng 10 năm 2024 tới đây, để tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hướng tới sản xuất xanh và bền vững, Doanh nghiệp có thể ghé thăm gian hàng của An Phát tại triển lãm Metalex 2024. Tại triển lãm lần này, An Phát sẽ mang đến những sản phẩm giúp tối ưu từng công đoạn sản xuất trong nhà máy, từ đó giúp nhà máy tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn nữa.

    Tags
    telteltel