BỘ GIẢI PHÁP PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN BỘT CHO BỀ MẶT SƠN HOÀN HẢO

23/7/2024

Lượt xem: 45

Nội dung chính

    1. Những vấn đề thường gặp trên bề mặt sản phẩm sơn bột

    Trong công đoạn sơn bột tại các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô - xe máy, sản xuất tủ điện, thiết bị điện gia dụng…, việc lựa chọn đúng máy móc thiết bị là yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng chất lượng bề mặt sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên, không phải nhà máy nào cũng đủ điều kiện trang bị máy móc và áp dụng phương pháp sơn phủ hiện đại trong công đoạn gia công, hoàn thiện sản phẩm nên chất lượng bề mặt sơn vẫn không như mong muốn.

    Sau một thời gian đồng hành cùng các nhà máy sản xuất, An Phát nhận thấy những vấn đề phổ biến thường gặp với bề mặt sơn phủ trong nhà máy sản xuất bao gồm:

    • Lớp sơn phủ không đồng đều, chỗ thì quá dày, chỗ thì quá mỏng
    • Tại các vị trí viền, bề mặt sơn bị sần, nổi hạt sơn lợn cợn
    • Phần góc cạnh hoặc những vị trí khuất thường bị thiếu sơn, sơn không bám đều

    Khi gặp phải những vấn đề kể trên, bề mặt sản phẩm không còn đáp ứng yêu cầu sản xuất nên buộc phải xử lý và tiến hành sơn lại. Việc xử lý bề mặt sơn lỗi khiến nhà máy phát sinh một số vấn đề như:

    • Tốn nhiều chi phí hóa chất xử lý phần sơn lỗi
    • Mất thời gian xử lý lỗi bề mặt sơn
    • Ảnh hưởng xấu tới môi trường do hóa chất xử lý sơn gây ra

    Việc khắc phục bề mặt sơn lỗi ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc cũng như chi phí vận hành của nhà máy. Do vậy, An Phát khuyến nghị khách hàng nên tìm kiếm và lựa chọn giải pháp phù hợp để khắc phục sớm những vấn đề kể trên.

    2. Nguyên nhân - Hiện tượng

    Theo chia sẻ của các chuyên gia kỹ thuật, nguyên nhân gây ra những vấn đề trên nằm ở thiết bị phun sơn. Cụ thể:

    • Trong súng phun sơn, điện cực cao áp tạo ra một lượng lớn ion. Chỉ có một số ion(-) tích điện cho các hạt bột, số còn lại bay tự do và có xu hướng bám lên bề mặt sản phẩm.
    • Sự tích tụ của các ion(-) trên bề mặt sản phẩm vô tình tạo thành lớp màng cản trở hạt sơn bám vào các góc cạnh bề mặt sản phẩm (hiệu ứng lồng Faraday), gây ra các vấn đề về “hiệu ứng nhăn vỏ cam” và “ion hóa ngược”.

    3. Giải pháp khắc phục vấn đề

    Để khắc phục những vấn đề thường gặp với bề mặt sản phẩm trong quá trình phun sơn tĩnh điện bột, An Phát khuyến nghị sử dụng bộ thiết bị phun sơn tĩnh điện bột thương hiệu Asahi Sunac Nhật Bản. 

    Thiết bị phun sơn điện trường kép “Eco Dual” của Asahi Sunac ứng dụng công nghệ điện trường kép. Đây là công nghệ độc quyền của Asahi Sunac, giúp thu hồi hiệu quả điện tích tự do trong quá trình phun, kiểm soát điện trường và các ion tự do.

    Điểm nổi bật của thiết bị sơn bột Asahi Sunac với công nghệ điện trường kép:

    • Hiệu quả sơn phủ cao (tiết kiệm sơn thiết bị sơn bột thông thường)
    • Cải thiện chất lượng bề mặt
    • Chiều dày lớp sơn đồng đều (Bám sơn vào các góc cạnh dễ hơn)
    • Sơn lại dễ dàng.
    • Có thể sơn mỏng tới 20 µm (các thiết bị sơn khác thông thường chỉ sơn được mỏng nhất khoảng 30 µm trở lên)
    • Có thể sơn 1 lần lên tới độ dày 150 µm mà vẫn đảm bảo chất lượng bề mặt.
    • Bề mặt sơn có độ dày ổn định, độ mịn cao và đẹp.
    • Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

    4. Hiệu quả thực tế của sản phẩm Asahi Sunac và đánh giá của khách hàng

    Hiệu quả thực tế của bộ sản phẩm sơn tĩnh điện bột Asahi Sunac

    Trải qua quá trình phun thử nghiệm ở nhiều nhà máy, thiết bị phun sơn tĩnh điện bột Asahi Sunac đã chứng minh hiệu quả vượt trội của công nghệ EcoDual thông qua kết quả sơn thực tế.

    Bề mặt đẹp, đồng đều, hạn chế hiện tượng “ Nhăn da cam”:

    Nhờ phát triển công nghệ điện trường kép, giúp cải thiện bề mặt của sản phẩm đẹp hơn, mịn hơn và đặc biệt giảm hẳn lỗi nhăn da cam, lỗi mụn sơn.

    Sơn lại dễ dàng hơn:

    Nhờ công nghệ thu hồi điện tích ion tự do hiệu quả mà việc sơn lại trở lên dễ dàng hơn, hiện tượng nhăn da cam ít hơn, bề mặt sơn bóng đẹp, độ dày lớp sơn cũng không bị chênh lệch nhiều so với thiết bị thông thường trước đây.

    Lớp sơn góc cạnh đều, đẹp:

    Súng sơn ECDm được nâng cấp thêm vòng “Super Ring” hỗ trợ việc thu hồi ion (-) hiệu quả hơn, giúp hạt sơn bám đều ngay cả những vị trí khó của góc cạnh sản phẩm

    Đánh giá thực tế của khách hàng

    Tại một đơn vị khách hàng ở KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn - Bắc Ninh, chuyên sản xuất vật tư như: tủ bảng điện, trạm tủ điều khiển, tủ rack, tủ anten, thang máng cáp…., An Phát đã tiến hành sơn thử và đánh giá chi tiết chứng minh hiệu quả giải pháp sơn tĩnh điện bột dưới đây.

    Khảo sát thực trạng:

    • Từ khi thành lập nhà máy, khách hàng đã sử dụng thiết bị phun sơn tĩnh điện của thương hiệu Trung Quốc.
    • Trong quá trình sử dụng thiết bị vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vị trí lớp sơn ở bề mặt sản phẩm bị nhăn, lớp sơn bám không đồng đều trên bề mặt.
    • Hiện tượng này làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt với đơn hàng có yêu cầu cao về chất lượng bề mặt sơn

    Một số hình ảnh lỗi bề mặt sơn mà nhà máy đang gặp phải:

    Hiện tượng vệt sơn và mụn sơn sau khi sấy

    Bề mặt sơn của sản phẩm không đồng đều, chênh lệch về độ dày quá lớn

    Kết quả đánh giá

    Sau khi được tư vấn và trải qua buổi sơn thử, khách hàng đã quyết định đầu tư thiết bị của Asahi Sunac và thu được hiệu quả cải thiện rõ rệt:

    Bề mặt hết lỗi mụn sơn, mịn hơn, sờ tay không thấy hạt mụn nữa

    Độ dày lớp sơn đồng đều, mịn, đẹp (Theo đánh giá của khách hàng)

    Đặc biệt, An Phát có dịch vụ hậu mãi rất chu đáo thông qua hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng súng phun sơn định kỳ và hỗ trợ sửa chữa khi khách hàng phát sinh nhu cầu. Thiết bị phun sơn tĩnh điện bột là dòng sản phẩm có tính công nghệ đặc thù, nên quá trình chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ sửa chữa là dịch vụ vô cùng cần thiết. Khách hàng nên cân nhắc yếu tố này trước khi quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị.

    Quý Khách hàng quan tâm đến thiết bị phun sơn tĩnh điện bột hoặc có nhu cầu trải nghiệm thực tế vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng An Phát - Nhà phân phối chính thức của Asahi Sunac tại Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Tags
    telteltel