Trong ngành sản xuất thiết bị điện - điện tử, tĩnh điện là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Tĩnh điện có thể làm hỏng các thiết bị, linh kiện điện tử và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Hãy cùng An Phát tìm hiểu về tĩnh điện và các biện pháp khắc phục hiện tượng này.

1. Tĩnh điện là gì?
Tĩnh điện là hiện tượng tích tụ điện tích trên bề mặt vật thể do quá trình ma sát hoặc cảm ứng điện giữa hai vật thể mang điện tích trái dấu.
Trong môi trường sản xuất, tĩnh điện có thể hình thành trong quá trình xử lý và vận chuyển các vật liệu như kim loại, nhựa, vải,... khi các bề mặt tiếp xúc hoặc cọ sát với nhau. Hoặc, các vật thể mang điện tích trái dấu đứng gần nhau có xu hướng thu hút lẫn nhau và phóng thích tĩnh điện. Tĩnh điện có thể gây ra cháy nổ hoặc thu hút bụi trong không khí bám vào các linh kiện điện tử.
2. Ảnh hưởng của tĩnh điện trong sản xuất điện - điện tử

- Tĩnh điện có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong sản xuất điện tử, từ hỏng hóc linh kiện đến ảnh hưởng an toàn sản xuất.
- Linh kiện vi mạch rất nhạy cảm với điện áp và chỉ cần một tia lửa nhỏ từ tĩnh điện có thể làm hỏng, giảm tuổi thọ linh kiện, gây ra sự cố trong quá trình sản xuất.
- Tĩnh điện cũng làm giảm chất lượng sản phẩm, gây sai lệch chức năng và giảm độ tin cậy của thiết bị.
- Trong môi trường dễ cháy nổ, tĩnh điện có thể gây cháy nổ, dẫn đến thiệt hại lớn về tài sản và con người.
3. Cách khắc phục và kiểm soát tĩnh điện

Trang bị và công cụ chống tĩnh điện: Để đảm bảo an toàn tối đa, các doanh nghiệp cần trang bị các công cụ chống tĩnh điện như dây đeo tay chống tĩnh điện, giày dép, thảm sàn và quần áo chuyên dụng, thiết bị khử tĩnh điện và sơn chống tĩnh điện cho các thiết bị. Những công cụ này giúp ngăn ngừa tĩnh điện tích tụ trên người lao động và thiết bị sản xuất.
Sử dụng hệ thống nối đất: Một trong những biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng hệ thống nối đất. Nối đất giúp khử tĩnh điện một cách an toàn, ngăn chặn sự tích tụ điện tích. Các thiết bị nối đất như dây nối đất, thảm chống tĩnh điện được sử dụng để bảo vệ không chỉ sản phẩm mà còn cả con người trong môi trường làm việc.
Xả tĩnh điện: Bằng cách tìm ra điểm phát sinh nạp tĩnh điện và sử dụng 2 vật liệu có điện thế khác nhau để chúng trao đổi các ion trong vòng kiểm soát.
Kiểm soát độ ẩm môi trường: Tĩnh điện dễ hình thành trong môi trường khô ráo, do đó, nên duy trì độ ẩm ở mức tối ưu giúp giảm thiểu sự tích tụ điện tích trên bề mặt vật liệu. Các hệ thống điều hòa không khí và tạo độ ẩm có thể được lắp đặt để điều chỉnh độ ẩm trong môi trường sản xuất.
Trung hòa điện tích: Người dùng có thể sử dụng những thiết bị chuyên dụng để trung hòa điện tích dư thừa trong không khí. Phổ biến hiện nay là các thiết bị khử tĩnh điện Vessel như: Quạt, súng, thanh, thảm, hộp khử tĩnh điện… đạt tiêu chuẩn RoHS2.
Sử dụng các chất dẫn điện hoặc vật liệu chống tĩnh điện: Các vật liệu dẫn điện hoặc vật liệu chống tĩnh điện như chất làm mềm, màng chống tĩnh điện có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất để giảm thiểu nguy cơ tạo ra tĩnh điện. Việc áp dụng các vật liệu này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn tăng cường hiệu quả sản xuất.
>> XEM CHI TIẾT các sản phẩm khử tĩnh điện hiệu quả tại đây: https://anphatco.vn/san-pham/thiet-bi-khu-tinh-dien
Thông qua việc tìm hiểu về tĩnh điện và áp dụng các biện pháp kiểm soát và khắc phục đúng đắn như nối đất, sử dụng trang bị chống tĩnh điện và kiểm soát môi trường, doanh nghiệp có thể bảo vệ chất lượng sản phẩm và an toàn cho công nhân nhà máy, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG AN PHÁT cung cấp thiết bị khử tĩnh điện chuyên dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết và tư vấn chọn mua sản phẩm phù hợp với nhà máy.